Tăng trưởng GDP đạt 5,7% trong Q1. Đây là mức tăng trưởng quý 1 cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Khu vực Công nghiệp & Xây dựng
Khu vực Công nghiệp & Xây dựng tiếp tục phục hồi (+6,3% YoY), với động lực tăng trưởng chính đến từ ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong quý vừa qua, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,0% và đóng góp gần 28% vào tăng trưởng kinh tế cả nước. Tăng trưởng của ngành Xây dựng giảm tốc (+6,8% YoY), chủ yếu do giải ngân vốn đầu tư công chậm lại trong quý đầu tiên của năm.
Dịch vụ
Khu vực Dịch vụ tăng 6,1% và tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GDP (hơn 48%). Tổng doanh thu bán lẻ tăng 8,2% trong Q1, trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 7,0% và bán lẻ dịch vụ tăng 12,6%. Có hơn 4,6 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong quý vừa qua, tăng 72,0% so với cùng kỳ 2023 và cao hơn 3,2% so với quý 1/2019. Khách quốc tế mang lại nguồn doanh thu ngoại tệ gần 3,2 tỷ USD trong quý 1, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 45,8%.
Xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hóa đạt 93,1 tỷ USD, tăng 17,0% YoY. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như hàng điện tử, dệt may, giày dép đều ghi nhận tăng trưởng. Nhập khẩu hàng hóa tăng chậm hơn (+13,9% YoY) và đạt 85,0 tỷ USD. Do đó, Việt Nam tiếp tục ghi nhận thặng dư thương mại ở mức cao, đạt 8,1 tỷ USD, tăng 63,9% YoY.
Đầu tư công
Vốn đầu tư từ NSNN đạt 97,7 nghìn tỷ VND, tăng 3,7% và hoàn thành 13,9% kế hoạch cả năm.
Vốn FDI
Vốn FDI thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, tăng 7,1%. Vốn FDI đăng ký đạt 6,2 tỷ USD, tăng 13,4%, trong đó vốn đăng ký vào lĩnh vực kinh doanh BDS tăng mạnh 106,8% và vốn đăng ký vào ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm nhẹ 1,3%.
Thị trường lao động
Về thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp Q1 tiếp tục giảm nhẹ xuống 2,24% từ mức 2,26% trong quý 4/2023.
Lạm phát
Về tình hình giá cả, CPI tháng 3 giảm 0,23% so với tháng trước, chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm giảm 0,76% sau khi qua mùa cao điểm Tết. Ở chiều ngược lại, nhóm điện và năng lượng tăng giá trong tháng vừa qua, cụ thể: giá điện sinh hoạt tăng 0,47%, giá gas tăng 0,49% và giá xăng tăng 0,72%. Lạm phát trong tháng 3 ở mức 3,97%, không thay đổi đáng kể so với tháng trước và đạt trung bình 3,77% trong Q1. Loại trừ nhóm lương thực, thực phẩm và năng lượng, lạm phát cơ bản tiếp tục giảm xuống còn 2,77% trong Q1 từ mức 3,19% trong quý 4/2023.
Xem tiếp
Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin: