Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2/2024

Chỉ số sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng 5,7% YoY, trong đó ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,9% với 20 trên 24 ngành sản xuất có tăng trưởng, cao hơn so với 18 ngành trong Q4/2023. Chỉ số PMI tiếp tục cải thiện nhẹ lên mức 50,4 trong tháng 2, từ mức 50,1 trong tháng trước, nhờ đơn hàng mới tiếp tục phục hồi, giúp nhu cầu tuyển dụng tăng trở lại sau 3 tháng giảm liên tiếp.

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Tổng doanh thu bán lẻ tăng 8,5% trong tháng 2 và lũy kế 2 tháng tăng 8,1%. Trong đó, bán lẻ hàng hóa tăng tương ứng 7,3% và 6,8%; bán lẻ dịch vụ tăng 13,8% và 12,7%

Du lịch

Lũy kế 2 tháng đầu năm, khách du lịch nội địa đạt 21,5 triệu lượt, tăng 7,5%; khách du lịch quốc tế đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 68,7% và tương đương 98,5% mức trước dịch Covid-19. Nếu không tính khách Trung Quốc, thì lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trưởng 13,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Đầu tư

Vốn đầu tư từ NSNN lũy kế 2 tháng đạt 60 nghìn tỷ đồng, tăng 49,7% YoY. Vốn giải ngân FDI đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8%. Vốn FDI đăng ký lũy kế đạt 4,3 tỷ USD, tăng mạnh 38,6%, nhờ vốn đăng ký cấp mới vào ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 28,0% và vốn vào lĩnh vực Bất động sản đạt 1,4 tỷ USD, gấp 21 lần so với cùng kỳ.

Tình hình giá cả

Về tình hình giá cả, CPI tháng 2 tăng 1,04% so với tháng trước, chủ yếu do dịp Tết khiến giá cả nhiều mặt hàng tăng theo mùa vụ, như lương thực (+1,75%), thực phẩm (+1,98%), dịch vụ giao thông (+15,48%). Do đó, lạm phát tháng 2 tăng lên 3,98%, mức cao nhất kể từ tháng 2/2023. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản chỉ tăng nhẹ lên 2,84% từ mức 2,72% trong tháng trước.

Đăng ký thông tin để
được tư vấn đầu tư

Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin:

* Thông tin đăng ký được VCBF bảo mật.
Xin cám ơn.
Quý khách đã đăng ký thành công.
Chúng tôi sẽ liên hệ với Quý khách trong thời gian sớm nhất.
Xin vui lòng chờ...
back to top