Chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo đều có sự cải thiện so với tháng trước. So với cùng kỳ, sản xuất công nghiệp tăng 5,8%, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 13 tháng, và lũy kế từ đầu năm tăng nhẹ 1,0%
Tổng doanh thu bán lẻ tăng 1,4% so với tháng 10 và tăng 10,1% so với cùng kỳ 2022 (cao nhất trong vòng 7 tháng), trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 9,1% YoY và bán lẻ dịch vụ tăng 13,5% YoY. Lũy kế 11 tháng, doanh thu bán lẻ loại trừ yếu tố giá tăng 7,0%.
Khách du lịch quốc tế tăng 10,9% so với tháng trước, đạt hơn 1,23 triệu lượt, cao nhất kể từ tháng 2/2020. Lũy kế 11 tháng, có hơn 11,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, đạt 69% so với mức trước dịch và nếu không tính khách Trung Quốc thì đã phục hồi 88%.
Vốn FDI thực hiện trong tháng 11 đạt gần 2,3 tỷ USD, cao hơn tháng trước 7,8% và là tháng thứ 3 liên tiếp duy trì ở mức trên 2 tỷ USD. Vốn FDI đăng ký đạt 3,1 tỷ USD trong tháng 11 (+15,5% YoY) và lũy kế đạt 28,9 tỷ USD (+14,8% YoY).
Về tình hình giá cả, CPI tháng 11 tăng nhẹ 0,25% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá thực phẩm, nhóm chiếm trọng số cao nhất trong rổ tính CPI giảm 0,32%, chủ yếu do giá thịt lợn tiếp tục xu hướng giảm trong bối cảnh sức cầu yếu và nguồn cung tăng khi nhiều hộ chăn nuôi bán tháo đàn vì lo ngại dịch tả lợn Châu Phi. Giá xăng trong nước trong tháng 11 cũng được điều chỉnh giảm 1,4%. Nhờ đó, lạm phát tháng 11 giảm về 3,45% từ mức 3,59% trong tháng 10, trong đó lạm phát cơ bản giảm còn 3,15%, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp ở mức dưới 4%.
Xem tiếp
Quý khách muốn đầu tư? Vui lòng để lại thông tin: